Doanh nghiệp và bài toán định hình ngành nội thất Việt

Trên hành trình định hình xu hướng và bản sắc kiến trúc nội thất Việt, các doanh nghiệp tiên phong đang khẳng định vai trò trong việc tạo hệ sinh thái thiết kế bản địa, nơi kết nối giá trị văn hóa, nhu cầu sống và tư duy sáng tạo bền vững.

Ngành kiến trúc - nội thất Việt Nam và khát vọng bản sắc

Trong hơn một thập kỷ qua, ngành kiến trúc – nội thất Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, với quy mô thị trường ước tính đạt 1,47 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến tăng lên 1,92 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,33% . Tuy nhiên, đằng sau những con số tích cực ấy là một thực trạng đáng suy ngẫm: phần lớn thị trường nội thất trong nước vẫn vận hành theo mô hình "tiêu thụ xu hướng" – tức là tiếp nhận và áp dụng các trào lưu thiết kế từ nước ngoài một cách thụ động, thiếu sự chọn lọc và bản địa hóa.

Doanh nghiệp và bài toán định hình ngành nội thất Việt- Ảnh 1.

Kiến trúc nội thất Việt Nam đang cần một hướng đi để khẳng định bản sắc

Thị trường Việt Nam đã quen với việc các xu hướng thiết kế từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc du nhập qua mạng xã hội, tạp chí chuyên ngành hay sản phẩm nhập khẩu. Dù góp phần thúc đẩy hội nhập, điều này cũng vô tình khiến nội thất Việt thiếu bản sắc, chưa phản ánh đúng văn hóa, lối sống và nhu cầu người Việt. Doanh nghiệp trong nước cần chủ động và tự tin hơn nếu muốn cạnh tranh trong bối cảnh quốc tế đề cao cá nhân hóa. Với nhiều nhà thiết kế trẻ, sáng tạo vẫn là nỗ lực tự thân, thiếu nền tảng tham chiếu. Nếu không thay đổi, ngành thiết kế – kiến trúc Việt sẽ bỏ lỡ cơ hội tận dụng nguồn lực sẵn có, trong khi các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đã tìm ra hướng đi riêng.

Doanh nghiệp – Từ người theo sau đến người dẫn dắt xu hướng

Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội tiếp cận xu hướng mới. Vì thế đây là lực lượng đóng vai trò kết nối với các đơn vị chuyên môn để nghiên cứu, phát triển và giới thiệu xu hướng toàn cầu. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu thị trường, hiểu khách hàng mục tiêu và hợp tác với các kiến trúc sư, nhà thiết kế nhằm tạo ra sản phẩm mang dấu ấn bản địa. Đồng thời, việc xây dựng thương hiệu có bản sắc và cập nhật công nghệ mới sẽ giúp nâng cao chất lượng, tối ưu sản xuất, đáp ứng xu hướng tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh. Đây cũng là nền tảng quan trọng để ngành nội thất Việt phát triển bền vững.

Doanh nghiệp và bài toán định hình ngành nội thất Việt- Ảnh 2.

Các doanh nghiệp Gỗ Minh Long, Khóa Huy Hoàng, Viglacera tham gia trong Trend 26 , ấn phẩm xu hướng đầu tiên của ngành nội thất Việt Nam

Trong ngành kiến trúc nội thất, sự hợp tác giữa doanh nghiệp và đội ngũ sáng tạo như nhà thiết kế, kiến trúc sư, thợ thủ công,… là yếu tố quan trọng để định hình xu hướng riêng của người Việt. Doanh nghiệp không chỉ sản xuất mà còn là mắt xích chiến lược trong hệ sinh thái sáng tạo, chuyển hóa giá trị văn hóa và nhu cầu bản địa thành giải pháp thiết kế cạnh tranh. Khi đóng vai trò "người dẫn đường", doanh nghiệp góp phần giúp thiết kế Việt thoát khỏi tình trạng đi theo và vô tình sao chép, mở ra tư duy thẩm mỹ mới cho toàn ngành.

Trend 26 : Minh chứng cho sự hợp tác định hình xu hướng nội thất Việt

Một ví dụ điển hình cho sự chuyển mình trong vai trò của doanh nghiệp là sự hợp tác giữa ba thương hiệu lớn: Gỗ Minh Long, Khóa Huy Hoàng và Viglacera trong việc tiên phong đồng phát hành ấn phẩm Trend 26 . Đây không chỉ là một ấn phẩm về xu hướng kiến trúc, nội thất đầu tiên của Việt Nam mà còn là kết quả của sự liên kết đa chiều giữa doanh nghiệp, giới chuyên gia, nhà thiết kế và các đơn vị sáng tạo – một nỗ lực tập thể nhằm khơi mở một hệ sinh thái thiết kế Việt có chiều sâu, bản sắc và khả năng đối thoại với thế giới bằng ngôn ngữ riêng.

Doanh nghiệp và bài toán định hình ngành nội thất Việt- Ảnh 3.

Ấn phẩm Trend 26

Gỗ Minh Long, với tinh thần thời trang cho nội thất song hành cùng tôn vinh chất xám bản địa, đã đóng góp vào việc nghiên cứu và phát triển các xu hướng thiết kế phù hợp với thị trường Việt Nam. Khóa Huy Hoàng, chuyên về các giải pháp khóa và phụ kiện, mang đến góc nhìn về sự an toàn và tiện nghi trong không gian sống. Viglacera, với thế mạnh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đã góp phần hoàn thiện bức tranh tổng thể về xu hướng thiết kế nội thất hiện đại và bền vững.

Doanh nghiệp và bài toán định hình ngành nội thất Việt- Ảnh 4.

Trend 26 nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia trong ngành

Thông qua Trend 26 , ba doanh nghiệp không chỉ giới thiệu xu hướng mới mà còn thể hiện cam kết phát triển ngành nội thất Việt theo hướng chủ động, sáng tạo và bền vững. Sự hợp tác này cho thấy doanh nghiệp có thể giữ vai trò trung tâm trong việc định hình xu hướng và kết nối các bên liên quan. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc chỉ đi sau xu hướng không còn phù hợp. Doanh nghiệp nội thất Việt cần vươn lên dẫn dắt. Sự kết hợp giữa Gỗ Minh Long, Khóa Huy Hoàng và Viglacera với Trend 26 là bước đi chiến lược, thể hiện tư duy mới và khát vọng khẳng định bản sắc trên bản đồ kiến trúc nội thất toàn cầu.

Link nội dung: https://www.nhiepanhvacuocsong.net/doanh-nghiep-va-bai-toan-dinh-hinh-nganh-noi-that-viet-a15168.html