CTCP Chứng khoán VPS vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với doanh thu hoạt động 1.468 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyễn nhân chính kéo đà giảm là mảng môi giới bị thu hẹp. Trong quý đầu tiên, doanh thu môi giới của VPS giảm 40% so với cùng kỳ xuống 579 tỷ đồng. Chi phí môi giới của công ty cũng giảm 30% xuống 497 tỷ đồng. Như vậy, mảng này đem về 82 tỷ đồng cho VPS, thấp hơn 67% so với con số 252 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý I/2025, Chứng khoán VPS vẫn chễm chệ giữ ngôi đầu bảng với 16,94% thị phần toàn ngành, tuy nhiên đây là mức thị phần thấp nhất của công ty trong 8 quý trở lại đây.
Hoạt động cho vay của cũng VPS khởi sắc khi lãi từ cho vay và phải thu đạt 503 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.
Điểm sáng là lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng tới 68% so với cùng kỳ lên 224 tỷ đồng. Khoản lỗ từ tài sản FVTPL giảm 79% so với cùng kỳ xuống còn 6 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc VPS lãi 118 tỷ đồng ở mảng này, trong khi cùng kỳ chỉ lãi 104 tỷ đồng.
Lãi từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) cũng tăng gấp 3 lần lên 120 tỷ đồng.
Hoạt động cho vay của cũng VPS khởi sắc khi lãi từ cho vay và phải thu đạt 503 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Tại ngày 31/1/2025, dư nợ cho vay của VPS ghi nhận hơn 18.337 tỷ đồng, tăng tới 5.844 tỷ so với đầu năm. Trong đó chủ yếu là dư nợ cho vay ký quỹ (margin) với 18.000,9 tỷ đồng, đây là con số kỷ lục của doanh nghiệp từ khi hoạt động.
Trừ đi các chi phí, Chứng khoán VPS ghi nhận lãi sau 735 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ.
Tại thời điểm 31/1/2025, tổng tài sản của công ty ở mức 36.130,5 tỷ đồng, tăng 5.762,6 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Ngoài biến động mạnh về các khoản cho vay nêu trên, thì danh mục FVTPL cũng tăng 2.193,5 tỷ đồng lên 10.272,5 tỷ đồng.
Trong đó, phần lớn là công cụ thị trường tiền tệ với 9.755 tỷ đồng, trái phiếu niêm yết 348 tỷ đồng và cổ phiếu niêm yết 14,8 tỷ đồng, cổ phiếu chưa niêm yết 15,4 tỷ đồng.
Trái chiều, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) lại giảm từ 7.075 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 4.800 tỷ đồng.
Đến cuối quý I/2025, nợ phải trả của VPS ở mức 24.032,8 tỷ đồng, tăng 5.027,8 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó phần lớn là vay ngắn hạn với 18.330,6 tỷ đồng, tuy nhiên công ty không thuyết minh chi tiết các khoản vay.
Link nội dung: https://www.nhiepanhvacuocsong.net/vps-thang-lon-tu-cho-vay-margin-a9221.html